Việc chú ý để cả hình thức và ý nghĩa của ngôn ngữ sẽ có những đóng góp đáng kể vào việc học một ngoại ngữ cá nhân. Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều này?
Khi người học tập trung nghiêm túc vào những thiếu sót trong ngôn ngữ của họ, khi ấy, họ nhận ra những lỗ hổng kiến thức. Thậm chí, họ còn có thể phát hiện ra những lỗ hổng này khi tham gia vào phương pháp Dictogloss – việc học ngữ pháp được lồng ghép trong giao tiếp tiếng Anh, hiện nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các trung tâm tiếng Anh.
Sau đây là một ví dụ về cách mà phương pháp Dictogloss hoạt động.
Tại một lớp học tiếng Anh dành cho người lớn ở trình độ A2, giáo viên đặt câu ở thể bị động của thì hiện tại đơn nói về việc thu hoạch ô liu. Sau khi tạo được hứng thú với chủ đề của bài học cho các học viên, giáo viên đọc đoạn sau với tốc độ tự nhiên:
There are an estimated nine million olive trees in Palestine, which can produce tons of oil. Green ripe olives are picked in October by thousands of Palestinian population participate in the olive harvest. Once the harvest is completed, fresh olives are sent to the press. Olive oil is then exactred from the olives and packaged in yellow gallons. The product is not only sold in Palestine but also shipped around the world.
(Ước tính có khoảng chín triệu cây ô liu ở Palestine, số lượng này có thể sản xuất hàng tấn dầu. Ô liu xanh được thu hoạch vào tháng 10 bởi hàng ngàn nông dân Palestine. Sau khi thu hoạch xong, ô liu tươi được chuyển đến máy ép. Dầu ô liu sau đó được chiết xuất từ ô liu và được đóng gói trong những gallon màu vàng. Sản phẩm không chỉ được bán ở Palestine mà còn được vận chuyển trên phạm vi toàn thế giới).
Giáo viên đã kiểm tra góc độ hiểu biết chung của người học về văn bản, sau đó giáo viên đọc lại nó một lần nữa. Lần này người học sẽ viết ra những từ khóa mà họ nghe được. Học viên được yêu cầu làm việc nhóm để cố gắng xây dựng lại văn bản bằng việc ghi nhớ sao cho càng giống với bản gốc càng tốt. Sau đó, mỗi nhóm sẽ so sánh kết quả của mình với những nhóm khác để đi đến quyết định chung. Cuối cùng, giáo viên sẽ chiếu đoạn văn bản mà học vừa đọc trước đó lên bảng.
Trong suốt hoạt động này, người học đã sử dụng kiến thức ngôn ngữ của mình, cũng như tìm ra ý nghĩa và hình thức của ngôn ngữ. Đây là cách để họ chú ý đến những "khoảng trống" nghe được trong bản ghi chú tiếng Anh của họ. Quá trình này có thể dẫn đến một sự tái cấu trúc trong tổng quan ý thức của họ về hệ thống ngôn ngữ.
Mặc dù chúng ta có thể suy ra các quy tắc và hình thức ngôn ngữ nhưng khi giao tiếp để truyền tải một thông điệp, dù trôi chảy đến đâu nhưng chúng ta lại thiếu sự chính xác về mặt ngữ pháp.
Dưới đây là một ví dụ về sự không chính xác nhưng mang tính chất giao tiếp:
Qua câu trên, chúng ta biết rằng một người đàn ông có liên quan đến việc giết một con mèo. Việc thiếu sự chính xác trong ngữ pháp dẫn đến câu nói trên có thể được hiểu theo bất kỳ trường hợp nào trong những câu sau đây:
A man killed a cat. (Một người đàn ông đã giết con mèo).
A cat was killed by a man. (Một con mèo đã bị giết bởi một người đàn ông).
A man killed cats. (Một người đàn ông đã giết nhiều mèo).
The man may have killed his cats. (Người đàn ông có thể đã giết con mèo của mình).
"Grammaticalisation" là một thuật ngữ được đặt ra bởi Dianne Larsen-Freeman và Marti Anderson trong cuốn sách có tên "Techniques and Principles in Language Teaching" (2011). Thuật ngữ này mang ý nghĩa là người học tập trung đồng thời vào ngữ nghĩa và các dạng ngữ pháp.
Người học có thể diễn đạt một cách chính xác khi học thêm ngữ pháp vào các cách đọc chẳng hạn như: các dấu hiệu về thì (quá khứ, hiện tại và tương lai), các mạo từ (the/a/an/-), khía cạnh (tiếp diễn hay hoàn thành), giới từ (on, at, in, v.v), dạng số nhiều, phủ định và dạng câu hỏi.
Một trong những lớp học dành cho độ tuổi thanh thiếu niên ở cấp độ B1, giáo viên đã đọc to văn bản đã được đơn giản hóa ngữ pháp sau đây:
Jemina – Jeremy – young – rich – couple – live – work – London – Sunday evening – drive – home – Jaguar – see – car – resemble – Porsche – rush – home – discover – Porsche – not there – stolen – feel – terrible – call – police.
(Jemina – Jeremy – trẻ – giàu – cặp vợ chồng – sống – làm việc – London – tối chủ nhật – lái xe – về nhà – Jaguar – thấy – xe – giống – Porsche – vội vàng – nhà – khám phá – Porsche – không ở đó – bị đánh cắp – cảm thấy – khủng khiếp – gọi cảnh sát).
Giáo viên đã yêu cầu học viên kể một câu chuyện bằng cách sử dụng các từ đơn. Sau đó, người dạy viết các từ vựng lên bảng và khuyến khích học viên xây dựng một câu chuyện bằng cách thêm các điểm ngữ pháp cần thiết. Khi kết thúc, giáo viên sẽ hiển thị toàn bộ câu chuyện hoàn chỉnh lên bảng để so sánh với kết quả của học viên.
Jemina and Jeremy were a young, rich couple who lived and worked in London. One Sunday evening, they were driving home in their Jaguar when they saw a car resembling their Porsche. They rushed home and discovered that there; it had been stolen! They felt terrible and called the police.
(Jemina và Jeremy là một cặp vợ chồng trẻ, giàu có, sống và làm việc ở London. Một tối chủ nhật, họ đang lái xe về nhà trong chiếc Jaguar thì thấy một chiếc xe giống chiếc Porsche của họ. Họ vội vã về nhà và phát hiện ra rằng ở đó; nó đã bị đánh cắp! Họ cảm thấy thật khủng khiếp và gọi cho cảnh sát).
Bằng cách này, người học đã cải thiện được sự hiểu biết của họ về các câu tường thuật trong quá khứ thông qua sự chú ý để tìm ra hình thức và ý nghĩa của ngôn ngữ,
Trong cuốn sách: "Implementing the Lexical Approach: Putting Theory into Practice" của Michael Lewis, ông đã chủ trương các hoạt động cho phép người học chú ý và quan sát vào các hình thức ngôn ngữ. Theo ông, những hoạt động này khuyến khích người học chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, từ đó đảm bảo sự hiểu biết nhanh hơn và người học xây dựng nền tảng về quy tắc ngữ pháp cẩn thận hơn.
Giáo viên có thể làm điều này bằng cách áp dụng hoạt động "điền từ vào chỗ trống" – dạng bài kiểm tra người học về kiến thức hiện có khi họ dự đoán các cấu trúc ngữ pháp bị thiếu.
Khi hoạt động này kết thúc, người học sẽ so sánh dự đoán của họ với văn bản gốc. Dạng bài tập này giúp học viên nhận ra rằng phần lớn họ sẽ tránh sử dụng các cụm động từ và thích các động từ quen thuộc hơn. Điều này thúc đẩy họ tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt, cũng như ý nghĩa và cách sử dụng ngôn ngữ đích.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người học không chú ý đến ngữ pháp?
Nếu không có chú ý đến ngữ pháp, người học vẫn có thể sẽ mắc lỗi mặc dù đã có kinh nghiệm kha khá với các thì động từ trong tiếng Anh. Học viên cũng có thể suy luận chính xác các quy tắc và mô hình ngôn ngữ dựa trên những gì họ đã học, nhưng tránh sử dụng các cấu trúc này trong các tình huống thực tiễn.
Việc thay đổi trạng thái từ "không chú ý" sang "chú ý" và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên không phải là một chuyện có thể diễn ra ngay lập tức. Quá trình chuyển đổi có thể mất vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày, cũng có khi nó chẳng xảy ra. Tuy nhiên, nhiệm vụ của giáo viên chính là giúp người học khám phá cách ngữ pháp hoạt động trong tình huống thực tế.