Thì tương lai đơn

Cùng EnglishTopVN học ngay những kiến thức quan trọng về thì TƯƠNG LAI ĐƠN với công thức, dấu hiệu, bài tập có đáp án chi tiết. Bên cạnh đó, bạn cần luyện tập thì tương lai đơn để củng cố kiến thức áp dụng cho mọi bài thi nữa nhé.

1. Khái niệm

Thì tương lai đơn trong tiếng Anh (Simple future tense) được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.

Thì tương lai đơn

2. Công thức

Thì tương lai đơn

Công thức tương lai đơn

2.1. Câu khẳng định
 

Động từ tobe

Động từ thường

Cấu trúc

S + will +  be + N/Adj

S + will +  V(nguyên thể)

Lưu ý

will = ‘ll

Ví dụ

She‘ll be fine. (Cô ấy sẽ ổn thôi.)

You will be mine soon (Anh sẽ sớm thuộc về em thôi.)

I will always love you. (Em sẽ luôn luôn yêu anh.)

No worries, I will take care of the children for you. (Đừng lo, em sẽ chăm sóc bọn trẻ giúp chị.)

2.2. Câu phủ định
 

Động từ tobe

Động từ thường

Cấu trúc

S + will not + be + N/Adj

S + will not + V(nguyên thể)

Lưu ý

will not = won’t

Ví dụ

– She won’t be happy if she cannot pass the entrance exam tomorrow. (Cô ấy sẽ không vui nếu cô ấy không vượt qua kỳ thi thi đầu vào ngày mai)

– We won’t be friends anymore. (Chúng ta sẽ không tiếp tục làm bạn nữa.)

– I won’t bring champagne to the party tonight. (Tớ sẽ không mang rượu Sâm-panh đến bữa tiệc tối nay đâu.)

– I won’t tell her the truth. (Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật.)

2.3. Câu nghi vấn
 

Động từ tobe

Động từ thường

Cấu trúc

Q: Will + S + be + ?

A: Yes, S + will

     No, S + won’t

Q: Will + S + V(nguyên thể)?

A: Yes, S + will.

      No, S + won’t.

Ví dụ

Q: Will you be home tomorrow morning? (Sáng mai anh có ở nhà không?)

Yes, I     A: No, I won’t (Không, anh sẽ không có ở nhà)

Q: Will he be the last person to leave the classroom? (Cậu ấy sẽ là người cuối cùng rời khỏi phòng học đúng không?)

  A: Yes, he will (Có, cậu ấy sẽ ở lại)

Q: Will you come back? (Anh có quay lại không?)

  A: Yes, I will (Có, anh sẽ quay lại)

Q: Will he go to the post office to take the parcel for you? (Cậu ta sẽ đến bưu điện để nhận bưu kiện cho em chứ?)

  A: No, he won’t (Không, cậu ấy sẽ không)


3. Cách dùng

3.1. Diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời nảy ra ở thời điểm nói. Có từ tín hiệu chỉ thời gian trong tương lai

Ví dụ:

  • I miss my grandmother so much. I will drop by her house after working tomorrow
    (Tôi rất nhớ bà tôi vì thế sau giờ làm ngày mai tôi sẽ đi thăm bà.)

3.2. Diễn đạt một dự đoán không có căn cứ

Ví dụ:

  • I think she won’t come and join our party.
    (Tôi nghĩ cố ấy sẽ không đến tham gia bữa tiệc của chúng ta đâu.)

3.3. Đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời

Ví dụ:

  • Will you go out for dinner with me? (Bạn có thể đi ăn tối với tôi được không?)
  • Will you pass me the pencil, please? (Bạn có thể chuyển bút chì cho tôi được không?)

3.4. Diễn đạt lời hứa

Ví dụ:

  • I promise I will write to her every day. (Tôi hứa tôi sẽ viết thư cho cô ta mỗi ngày.)
  • My friend will never tell anyone about this. (Bạn tôi sẽ không nói với ai về việc này.)

3.5. Diễn đạt lời cảnh báo hoặc đe dọa

Ví dụ:

  • Be quiet or Chinhtao will be angry. (Hãy trật tự đi, không Chinhtao sẽ nổi giận đấy.)
  • Stop talking, or the teacher will send you out. (Không nói chuyện nữa, nếu không giáo viên sẽ đuổi em ra khỏi lớp.)

3.6. Dùng để đề nghị giúp đỡ người khác

(1 câu hỏi phỏng đoán bắt đầu bằng Shall I)

Ví dụ:

  • Shall I carry the bags for you, Dad? (Để con mang những chiếc túi này giúp bố nhé.)
  • Shall I get you something to eat? (Tôi sẽ mang cho bạn thứ gì đó để ăn, được chứ?)

3.7. Dùng nhằm đưa ra một vài gợi ý

Câu hỏi phỏng đoán bắt đầu bằng Shall we

Ví dụ:

  • Shall we play football? (Chúng ta chơi đá bóng nhé?)
  • Shall we have Chinese food? (Chúng ta ăn đồ ăn Trung Hoa nhé.)

3.8. Dùng để hỏi xin lời khuyên

What shall I do? hoặc What shall we do?

Ví dụ:

  • I have a fever. What shall I do? (Tôi bị sốt rồi. Tôi phải làm gì bây giờ?)
  • We’re lost. What shall we do? (Chúng ta bị lạc rồi. Chúng ta phải làm gì bây giờ?)

3.9. Dùng trong câu điều kiện loại I, diễn tả 1 giả định có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai

Ví dụ:

  • If she learns hard, she will pass the exam. (Nếu mà cô ấy học hành chăm chỉ thì cô ấy sẽ thi đỗ.)

4. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết tương lai đơn rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý các ví dụ về thì tương lai đơn là cũng có thể nhận ra.

4.1. Trạng từ chỉ thời gian

  • In + (thời gian): trong bao lâu (in 5 minutes: trong 5 phút)
  • Tomorrow: ngày mai
  • Next day/ next week/ next month/ next year: ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới.
  • Soon: sớm thôi

Ví dụ:

  • We’ll meet at school tomorrow. (Ngày mai chúng ta sẽ gặp ở trường.)

4.2. Trong câu có những động từ chỉ quan điểm

  • Think/ believe/ suppose/ assume…: nghĩ/ tin/ cho là
  • Promise: hứa
  • Hope, expect: hi vọng/ mong đợi

Ví dụ:

  • I hope I will live abroad in the future. (Tôi hi vọng sau này sẽ sống ở nước ngoài.)

4.3. Trong câu có những trạng từ chỉ quan điểm

  • Perhaps/ probably/ maybe: có lẽ
  • Supposedly: cho là, giả sử

Ví dụ:

  • This picture is supposedly worth a million pounds.
    (Bức tranh này được cho là đáng giá một triệu pounds)

5. Một số cấu trúc mang ý nghĩa tương lai

Ta có thể sử dụng một số cấu trúc ngữ pháp khác có chức năng tương tự thì tương lai đơn, diễn đạt hành động, sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai như:

(to be) likely to + V
(có khả năng/ có thể)
I believe that technological innovations such as robots are likely to do most of human’s work in the future.
(to be) expected to + V

 

(được kỳ vọng)

Artificial intelligence is expected to replace human in most manual work in the near future.

6. Sự khác nhau giữa hai thì

Sự khác biệt giữa thì tương lai đơn và cấu trúc ‘be going to + V’

Điểm khác biệt lớn nhất giữa thì tương lai đơn và cấu trúc ‘be going to + V’ nằm ở khả năng xảy ra của phán đoán, dự đoán của người nói. Vì vậy:

  • Sử dụng mẫu ‘be going to + V’ nếu có bằng chứng chứng minh cho phán đoán của mình.
  • Sử dụng thì tương lai đơn hoặc các cấu trúc thay thế nếu phán đoán của mình chỉ dựa trên cảm nhận chứ không có bằng chứng hoặc căn cứ rõ ràng.