Câu nghi vấn

Hệ thống ngôn ngữ Việt Nam có nhiều loại câu chia ra như câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu nghi vấn… Vậy câu nghi vấn là gì, tác dụng như thế nào trong đời sống và các sáng tác văn học. Hãy cùng EnglishTopVN tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

1. Khái niệm

Câu nghi vấn, hay còn được gọi đơn giản là câu hỏi, là câu dùng để hỏi. Câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).

2. Phân loại

Có 3 loại câu nghi vấn chính:

  • Câu hỏi Yes/No
  • Câu hỏi có từ hỏi
  • Câu hỏi có lựa chọn

Công thức

Ví dụ
Câu hỏi Yes/No Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ + (Tân ngữ)
  • Is this his book?

  • Can she swim fast?

  • Does she speak English?

  • Will they start work today?

Câu hỏi có từ hỏi Từ hỏi + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ + (Tân ngữ)
  • Who is this man?

  • Where can I park my car?

  • Why will they start work today?

Câu hỏi có lựa chọn Là câu hỏi Yes/No, và có các lựa chọn được nối với nhau bởi từ or
  • Is this his book or your book?

  • Does she speak English or French?

  • Did they win or lose?

  • Have you been to Paris or London?


2.1. Câu hỏi dạng Yes/No

Câu hỏi "yes/no" là dạng câu hỏi bắt buộc người nghe phải trả lời là "yes" hay "no" để tạo thành một câu nghi vấn.

Trong dạng câu hỏi này, các trợ động từ như "tobe", "do'", did", "have", "has", "had" hay các động từ khiếm khuyết như "will", "can", "may", "should",…được đảo lên đầu câu, trước chủ ngữ. Cụ thể theo từng trường hợp như sau:

- TH1: Đối với câu hỏi có động từ tobe

  • Thể khẳng định: Tobe + S + O + ... ?

  • Thể phủ định: Tobe + Not + S + O + ... ?

Ví dụ:

  • Is this her book? Đây có phải là sách của cô ấy không?

- TH2: Với câu hỏi có động từ thường

Tuy thuộc vào động từ trong câu được chia ở thì nào mà ta chuyển sang câu nghi vấn như sau:

+ Đối với thì hiện tại đơn

Khi thành lập câu nghi vẫn ta phải thêm trợ động từ "do/does" trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare

Công thức: 

  • Dạng khẳng định: Do/does + S + V (bare) + …

  • Dạng phủ định: Do/does + not + S + V (bare) + …

Ví dụ:

  • Does your brother go to work? Anh trai của bạn có đi làm không?

+ Đối với thì quá khứ đơn

Khi thành lập câu nghi vấn ta phải thêm trợ động từ "did" trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare.

Công thức: 

  • Dạng khẳng định: Did + S + V (bare) + …
  • Dạng phủ định: Did + not + S + V (bare) + …

Ví dụ:

  • Did you tell her that you arrived? Bạn đã nói với cô ấy rằng bạn đã đến chưa?

+ Đối với thì tương lai đơn

Khi thành lập câu nghi vấn của thì tương lai đơn ta phải thêm trợ động từ "will" trước chủ từ, động từ ở dạng nguyên mẫu V-bare.

Công thức: Will + S + V (bare) + …

Will you get married next year? Bạn sẽ kết hôn vào năm tới à?

+ Đối với các thì hoàn thành

Khi thành lập câu nghi vấn đỗi với các thì hòa thành ta phải thêm trợ động từ "have/has/had" trước chủ từ, động từ trong câu ở dạng V3/-ed

Công thức:Khẳng định: Have/ has/ had + S + V3/-ed Phủ định: Have/ has/ had + not + S + V3/-ed

Ví dụ:

  • Have you finished your homework yet? Bạn đã làm bài tập về nhà xong chưa?

- TH3: Với động từ khiếm khuyết

Khi thành lập câu nghi vấn có động từ khiếm khuyết ta phải đổi vị trí của động từ khiếm khuyết ra đứng trước chủ ngữ, động từ chính không đổi.

Công thức: 

  • Khẳng định: Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + S + V(bare) + O … ?

Can you speak English? Bạn có thể nói tiếng Anh không?

  • Phủ định:  Modal verbs (động từ khiếm khuyết) + not + S + V(bare) + O … ?
2.2. Câu hỏi có từ hỏi

Câu hỏi có từ hỏi là các câu hỏi bắt đầu bằng những từ hỏi: What, Which, Who, Whom, Where, When, Why, How, Whose. Đây là những câu hỏi để hỏi cái gì, ở đâu, khi nào, vân vân...

Để chuyển một câu khẳng định sang câu hỏi có từ hỏi, chúng ta làm như sau:

  • Bước 1: Chúng ta muốn hỏi về cái gì, thì dùng từ hỏi tương ứng đặt ở đầu câu.
  • Bước 2: Thực hiện "đảo vị trí của động từ" tương tự như câu hỏi Yes/No.

Ví dụ 1:

  • Giả sử chúng ta nhìn thấy một người đàn ông.
    • Trong trường hợp ta đã biết tên thì chúng ta sẽ nói là: This man is [tên người đàn ông]. = Người đàn ông này là [tên người đàn ông].

    • Nhưng vì ta không biết tên nên chúng ta đặt câu hỏi: Who is this man? = Người đàn ông này là ai?

Giải thích:

  • Bước 1: Chúng ta muốn hỏi "ai" nên phải dùng từ hỏi who và đặt nó ở đầu câu (thay vì sau động từ như trong câu trần thuật).

  • Bước 2: Câu này có is là động từ to be, nên chúng ta đảo vị trí của is ra trước chủ ngữ.

Ví dụ 2:

  • Giả sử ta muốn đỗ xe.
    • Trong trường hợp ta đã biết vị trí đỗ xe thì chúng ta sẽ nói là: I can park my car [ở vị trí...]. = Tôi có thể đỗ xe [ở vị trí...].
    • Nhưng vì ta không biết vị trí đỗ xe nên chúng ta đặt câu hỏi: Where can I park my car. = Tôi có thể đỗ xe ở đâu?

Giải thích:

  • Bước 1: Chúng ta muốn hỏi "ở đâu" nên phải dùng từ hỏi where và đặt nó ở đầu câu (thay vì sau tân ngữ như trong câu trần thuật).
  • Bước 2: Câu này có can park là động từ khiếm khuyết + động từ chính, nên chúng ta đổi động từ khiếm khuyết can ra trước chủ ngữ và đổi động từ park về dạng nguyên mẫu là park.

Câu nghi vấn

Where can I park my car?

2.3. Câu hỏi có lựa chọn

Câu hỏi có lựa chọn là câu hỏi có đưa ra một số phương án khác để người nghe lựa chọn.

Câu hỏi có lựa chọn giống hệt cấu trúc của câu hỏi Yes/No, chúng ta chỉ cần ngăn cách các lựa chọn bằng từ or (hoặc/hay).

Ví dụ:

  • Is this his book or your book?

    Đây là sách của anh ấy hay sách của bạn?

  • Does she speak English or French?

    Cô ấy nói tiếng Anh hay tiếng Pháp?

  • Are you a doctor or a nurse?

    Anh là bác sĩ hay y tá?

  • Did they win or lose?

    Họ đã thắng hay thua vậy?

  • Have you been to Paris or London?

    Bạn đã từng đến Paris hay London chưa?

Câu nghi vấn

Does she speak English or French?