Câu giả định

Trong giao tiếp tiếng Anh, để thể hiện các mong muốn về ai đó sẽ làm việc gì, thay vì sử dụng các cấu trúc đơn giản như I hope, I want,… chúng ta có thể sử dụng cấu trúc giả định ở mức độ nâng cao hơn.

1. Câu giả định là gì?

Câu giả định (Subjunctive) hay còn được gọi là câu cầu khiến, là loại câu được sử dụng khi người nói mong muốn ai đó làm việc gì. Cấu trúc giả định mang tính chất cầu khiến chứ không biểu đạt tính ép buộc như câu mệnh lệnh.

Câu giả định

Câu giả định là gì?

Ví dụ:

  • The doctor suggested that Tom stop smoking. (Bác sĩ khuyên bảo Tom nên dừng hút thuốc.)

  • It is necessary that she buy a map before going on a trip. (Điều cần thiết là cô ấy mua 1 cái bản đồ trước khi đi du lịch.)

2. Các loại cấu trúc câu giả định

Cấu trúc giả định là một phần ngữ pháp khó trong tiếng Anh bởi sự đa dạng về cách sử dụng cũng như các cấu trúc khác nhau cho từng trường hợp. Hãy cùng tổng hợp lại các dạng câu giả định thường gặp nhất để hiểu rõ hơn về loại câu này nhé.

2.1. Câu giả định với “would rather that”

Trong tiếng Anh, cấu trúc giả định với would rather that được dùng trong các trường hợp như sau:

Diễn tả sự việc ở hiện tại (present subjunctive):

Sử dụng khi người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai). Khi đó, động từ ở mệnh đề hai để ở dạng nguyên thể không “to” và đặt not trước nguyên thể không “to” với thể phủ định.

Cấu trúc: 

S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form]…

Cấu trúc “would rather that” đi với thì hiện tại: mang ý nghĩa hiện tại giả định và mong muốn sự việc diễn ra ở tương lai. 

Ví dụ:

    • My sister would rather that I do the housework tomorrow. (Chị gái tôi muốn tôi dọn dẹp nhà cửa vào ngày mai.)

    • He would rather that his daughter not go home late. (Ông ấy không muốn con gái mình về nhà muộn.)

Chú ý: Ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.

Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở quá khứ đơn, nếu sử dụng động từ to be thì chia là were ở tất cả các ngôi.

Cấu trúc:

S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] …

Cấu trúc “would rather that” đi với thì quá khứ: mang ý nghĩa quá khứ giả định và mong muốn sự việc diễn ra ở hiện tại. 

Câu giả định

Câu giả định là gì?

Ví dụ:

    • Linda would rather that her father worked fewer 10 hours per day as he used to. (In fact he works 10 hours per day). 

Giải thích: Linda muốn bố cô ấy làm việc ít hơn 10 tiếng 1 ngày như trước đây. Trên thực tế bố cô ấy làm việc 10 tiếng mỗi ngày. 

    • would rather that today were Sunday. (In fact, it is not Sunday). 

Giải thích: Tôi muốn hôm nay là chủ nhật. (Trên thực tế hôm nay không là chủ nhật)

Chú ý: Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn’t + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.

Ví dụ:

    • Linda would rather that her father didn’t work more than 10 hours per day. (Linda muốn bố cô ấy không làm việc nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày.)

    • would rather that today were not Sunday. (Tôi muốn hôm nay không phải chủ nhật.)

Diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ

Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng quá khứ hoàn thành, ở thể phủ định sẽ có dạng had not + PII

Cấu trúc:

S1 + would rather that + S2 + past perfect …

Cấu trúc “would rather that” đi với thì quá khứ hoàn thành: mang ý nghĩa quá khứ hoàn thành giả định và mong muốn ở quá khứ.. 

Ví dụ:

    • Tom would rather that he had finished the work yesterday. (Tom did not finish the work yesterday). 

Giải thích: Tom muốn anh ấy hoàn thành công việc ngày hôm qua. (Tom đã không hoàn thành công việc ngày hôm qua)

    • Bill would rather that his girlfriend hadn’t gone back her promise. (His girlfriend went back her promise). 

Giải thích: Bill muốn bạn gái mình không thất hứa. (Bạn gái anh ấy đã thất hứa)

Chú ý: Ngữ pháp hiện đại cho phép lược bỏ “that” trong một số câu giả định dùng would rather

2.2. Câu giả định với các động từ

Trong ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta có thể nhận biết cấu trúc giả định qua một số động từ có mệnh đề “that” theo sau như:

Động từ Nghĩa Động từ Nghĩa
advise khuyên nhủ ask yêu cầu
command bắt buộc demand yêu cầu
desire mong ước insist khăng khăng
propose đề xuất recommend đề nghị
request yêu cầu suggest gợi ý
urge giục giã move điều khiển

Câu giả định là gì

Ví dụ:

  • The doctor advised that she stop staying up too late. (Bác sĩ khuyên cô ấy nên dừng thức quá khuya.)

  • The teacher requires that all his students learn this lesson. (Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh học tiết học này.)
2.3. Câu giả định với các tính từ

Các tính từ được sử dụng trong cấu trúc giả định nhằm diễn tả các ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Theo sau các tính từ này là mệnh đề có “that”.

Tính từ Nghĩa Tính từ Nghĩa
Advised được khuyên  Necessary cần thiết
Important quan trọng Imperative cấp bách
Crucial cốt yếu Desirable đáng khao khát
Vital sống còn Best tốt nhất
Urgent khẩn thiết Essential thiết yếu
Recommended được đề xuất Obligatory bắt buộc

Câu giả định là gì

Cấu trúc:

It + to be + adj + that + S + V-inf

Ví dụ:

  • It was urgent that Mary leave for the office at once. (Việc khẩn cấp là Mary cần tới văn phòng ngay lập tức.)

  • It is best that Vu find his key. (Tốt nhất là Vũ tìm thấy chìa khóa của anh ấy.)
2.4. Câu giả định dùng với “It is time”

Cấu trúc giả định với “It’s time” dùng để diễn tả tính cấp thiết của một hành động cần được thực hiện tại thời điểm nói. Chúng ta có thể sử dụng 2 cấu trúc với it’s time như sau.

Cấu trúc:

  • It’s time + S + V-ed/P2

(đã đến lúc ai đó phải làm gì)

  • It’s time + (for sb) + to + V-inf

(đã đến lúc ai đó phải làm gì)

Ví dụ:

  • It’s time Linh left for the office. (Đến lúc Linh phải đến văn phòng làm việc rồi.)

  • It’s time for our children to go to school. (Đã đến lúc những đứa trẻ của chúng tôi phải đi học.)